2. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nuôi một đội bóng chơi chuyên nghiệp là không đơn giản, kể cả thắt chặt chi tiêu, mua bán cầu thủ… Và đối với bầu Đức cũng không là ngoại lệ.
Với tình hình thực tế như vậy, vai trò của các nhà tài trợ, doanh nghiệp đối với một CLB là vô cùng quan trọng nên việc VPF không nể nang bầu Đức và kiên quyết yêu cầu HAGL tuân thủ quy định tài trợ rõ ràng khiến đội bóng phố Núi gặp khó cũng rất dễ hiểu.
Nhưng chiều ngược lại, VPF không thể thông cảm hay có ngoại lệ dành cho HAGL cũng là lựa chọn gần như duy nhất. Chẳng thể xuê xoa rồi tạo ra tiền lệ xấu trong khi bóng đá Việt Nam đang cố gắng chuyên nghiệp hơn, với ánh mắt dò xét từ phần còn lại của nền bóng đá với VPF và HAGL.
HAGL không thể đảm bảo tài chính hoạt động là thất bại của đội bóng này trước tiên, để phải trách chính họ thay vì thể hiện bằng hành động kiểu giận dỗi như đã thấy.
3. Với bề dày truyền thống, mức độ cống hiến hay tình cảm dành cho bầu Đức, không ai muốn đội bóng phố Núi chia tay V-League vì lý do mà CLB này đưa ra.
Nhưng bóng đá chuyên nghiệp là thế, một CLB nên tự nhìn lại kỹ lưỡng khi chơi ít khát vọng như HAGL cho thấy vài mùa đã qua. Và cũng nên nhớ, lần cuối cùng đội bóng của bầu Đức có danh hiệu ở V-League cũng đã gần 20 năm.
“Chơi cho vui” lời bầu Đức từng tuyên bố tưởng… nói đùa, nhưng cuối cùng là thật vì nhiều mùa bóng HAGL đá thua nhiều hơn thắng cũng như liên tục mấp mé bờ vực xuống hạng khiến người hâm mộ không khỏi thất vọng.
Bầu Đức còn đam mê với bóng đá hay không chẳng dễ trả lời, nhưng ông chủ HAGL dường như rơi cảnh cạn khát vọng chinh phục. Bởi vậy HAGL tồn tại ở V-League thường xuyên là một cảnh… héo hon. Thế nên đội bóng phố Núi cân nhắc nghỉ chơi có khi lại tốt?
Tốt cho bầu Đức đỡ phải vất vả, tốt cho người hâm mộ vì không còn ấm ức nhìn một HAGL thất thường và tốt cho cả giải đấu bớt phải âu lo mỗi khi ông chủ đội bóng phố Núi buông lời muốn… nghỉ chơi.
" alt=""/>HAGL nguy cơ bỏ VGhi bàn:
U20 Iraq: Hayder Aboulkareem (28'), Muhammed (90'+6)
Thẻ đỏ:
U20 Iraq: Charbel Shamoon (45'+1)
Phút 90+6: Pha phối hợp của hai cầu thủ vào sân thay người để Muhammed đặt lòng chính xác ấn định chiến thắng 2-0 cho U20 Iraq.
Phút 86:Mải mê tìm kiếm gỡ hòa suýt chút nữa U20 Indonesia dính bàn thua thứ 2. Cầu thủ vào sân thay người bên phía U20 Iraq Mustafa bỏ lỡ khó tin khi vượt qua thủ môn nhưng lại sút bóng chệch khung thành.
Phút 74: U20 Iraq được hưởng phạt đền, tuy nhiên trên chấm 11m, đội trưởng Aboulrazzaq Qasim lại sút bóng đi ra ngoài khung thành.
Phút 68: Việc chơi thiếu người buộc các cầu thủ U20 Iraq phải chơi co cụm bên phần sân nhà để bảo toàn tỉ số. Không những vậy, họ thỉnh thoảng vẫn có những pha phản công gây sóng gió cho hàng thủ U20 Indonesia.
Phút 53:U20 Iraq có cơ hội mười mươi để nâng tỉ số lên 2-0, tuy nhiên Abbas Fadhil lại không đánh bại được thủ môn Daffa Sumawijaya trong pha đối mặt.
Phút 47: Ngay sau khi U20 Indonesia tổ chức vây hãm khung thành đối phương, U20 Iraq lập tức đáp trả với cú sút ở góc hẹp buộc thủ môn Daffa Sumawijaya phải cản phá chịu phạt góc.
Phút 45+5:Một cầu thủ U20 Indonesia chuyền bóng thẳng vào chân đối thủ. Tuy nhiên U20 Iraq không thể tận dụng sai lầm này để gia tăng cách biệt.
Phút 45+1: Charbel Shamoon bên phía U20 Iraq bị thẻ đỏ trực tiếp khi trọng tài cho rằng anh có pha đánh nguội đối với Arkhan Fikri của U20 Indonesia.
Phút 33: U20 Indonesia có cơ hội ghi bàn gỡ hòa 1-1 nhưng cú đánh đầu cận thành của cầu thủ áo đỏ đưa bóng đi chệch cột dọc khung thành U20 Iraq.
Phút 28: Hayder Aboulkareem băng vào đón đường chuyền như dọn cỗ của đồng đội bên cánh trái rồi dứt điểm hiểm hóc mở tỉ số cho U20 Iraq.
Phút 22: Ronaldo dứt điểm nguy hiểm khiến thủ môn của U20 Iraq vất vả cản phá, anh cần tới hai nhịp với làm chủ trái bóng.
Phút 16: Thêm một lần thủ môn đội bóng xứ sở Vạn đảo đổ người cản phá chịu phạt góc cú sút chéo góc của Charbel Shamoon.
Phút 12: U20 Iraq đá trả, Ali Jasim bứt tốc rồi dứt điểm khá căng tuy nhiên thủ môn Daffa Sumawijaya của U20 Indonesia cản phá chính xác.
Phút 5:Ronaldo băng lên tốc độ bên cánh phải trước khi căng ngang như đặt cho Hokky Caraka. Tiếc cho U20 Indonesia khi tiền đạo số 9 lại không thắng được thủ thành Hussein Hassan trong tư thế đối mặt.
Đội hình ra sân
U20 Indonesia: 22- Daffa Sumawijaya, 5 - Kakang Rudianto, 2 - Sulthan Zaky, 4 - Muhammad Ferarri, 8 - Arkhan Fikri, 18 - Alfriyanto Nico, 16 - Dony Pamungkas, 10 - Ronaldo Kwateh, 15 - Dzaky Asraf, 12 - Achmad Ryarif, 9 - Hokky Caraka.
U20 Iraq:Hussein Hassan, 17 - Muslim Mousa, 13 - Abbas Majid, 5 - Aboulrazzaq Qasim, 6 - Adam Talib Abdulkhaleq, 16 - Ali Jasim, 4 - Kadhim Raad, 21 - Hayder Aboulkareem, 19 - Sajjad Mahdi, 14 - Abbas Fadhil, 20 - Charbel Shamoon.
VCK U20 châu Á 2023 được tổ chức tại Uzbekistan, diễn ra trong từ ngày 1/3-18/3/2023. U20 Indonesia nằm ở bảng A với các đối thủ U20 Iraq, U20 Syria và chủ nhà U20 Uzbekistan.
Trong khi U20 Việt Nam ra quân gặp đối thủ U20 Australia ở bảng B thì U20 Indonesia sẽ chạm trán U20 Iraq, vào lúc 19h hôm nay (1/3).
Trước trận ra quân gặp U20 Iraq, HLV Shin Tae Yong cho biết: “Giải đấu U20 châu Á sẽ là bài kiểm tra đầu tiên cho U20 Indonesia trước khi tham gia tranh tài ở VCK U20 World Cup 2023. Giải đấu châu Á rất quan trọng đối với chúng tôi, bởi vì đây là cơ hội để chúng tôi kiểm chứng màn trình diễn của các cầu thủ”.
“Chúng tôi không có được những cầu thủ tốt nhất nhưng chúng tôi đang cố gắng hết sức ở giải đấu vì đây là sân khấu cho thấy chúng tôi đang ở trình độ nào. Có sự khác biệt lớn với Indonesia về nhiệt độ không khí nhưng chúng tôi đến đây để thi đấu, hiện chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ càng”, HLV người Hàn Quốc nói thêm.